Dạng Trật Khớp Thường Gặp Và Phương Pháp Chẩn Đoán, Điều Trị

Bất cứ ai cũng có thể bị trật khớp, và nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường gặp phải trong cuộc sống hằng ngày chẳng hạn như vận động, làm việc, sinh hoạt không đúng tư thế. Dưới đây là những vị trí, trường hợp thường dễ bị trật và sai lệch khớp mà massage Phúc Hưng muốn cung cấp cho bạn.

trat-khop-1

Ai cũng có thể mắc phải tình trạng trật khớp

Trật khớp vai

Trong các loại trật khớp thì trật khớp vai là phổ biến nhất, chiếm từ 50 – 60%. Trật khớp vai khiến người bị cảm thấy đau đớn và gặp khó khăn khi vận động vai hoặc cánh tay. Nếu không đến bệnh viện để xử lý điều trị, có thể dẫn đến sai lệch khớp xương bả vai. 

Trật khớp cổ tay

Không khó để nhận biết sai khớp cổ tay, đó là khi bạn không xoay cổ tay được và cảm thấy bàn tay bị lệch. Lúc này, việc cầm nắm sẽ rất khó khăn, cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng xử lý.

trat-khop-2

Cổ tay là vị trí hoạt động nhiều nên cũng rất dễ mắc phải tình trạng trật khớp

Trật khớp vùng bàn tay, ngón tay

Ngoài cổ tay thì vùng bàn tay, ngón tay cũng rất dễ bị sai khớp. Lúc này, bàn tay như bị biến dạng, kèm theo sưng và đau. Để xử lý, bác sĩ sẽ chỉ định chụp Xquang bàn tay ở các tư thế trước sau, bên và nghiêng. Sau đó mới có phương án điều trị phù hợp.

Trật khớp háng

Hiện tượng này có thể khiến bạn gặp khó khăn khi đi, đứng, ngồi, nằm. Lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Do đó, khi bị trật khớp háng, cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. 

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành nắn trật khớp háng, sau đó chỉ định chụp để xác định xương có bị gãy hay không. Nếu có gãy thì mảnh xương có bị “kẹt” lại trong khớp háng không. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Trật khớp gối

Trật khớp gối là tình trạng phổ biến, gặp nhiều trong cuộc sống hằng ngày chúng ra. Nguyên nhân gây trật, sai lệch khớp gối chủ yếu là do chấn thương, tai nạn. Trật khớp gối xảy ra do lực tác động từ bên ngoài như va chạm, té ngã… Lực tác động vào khớp gối quyết định mức độ trật khớp gối nhẹ hay nặng. Cụ thể các nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương như sau:

– Chấn thương thể thao: Các va chạm từ hoạt động thể thao như va chạm lực mạnh với người khác, va chạm với sàn khi đầu gối uốn cong hoặc duỗi quá mức cũng có thể gây trật khớp gối…

– Tai nạn giao thông: Có thể gây ra va chạm của đầu gối với bề mặt cứng.

– Ngã mất kiểm soát: Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chấn thương trật khớp gối, tình trạng xảy ra phổ biến ở vận động viên trượt băng, người chạy nhanh mất kiểm soát ngã với đầu gối cong.

Người bệnh bị trật khớp gối nếu không được điều trị kịp thời sẽ gặp nhiều biến chứng như hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch sâu chân.

Điều trị trật khớp gối dựa trên mục tiêu chính là cải thiện triệu chứng đau, ngăn ngừa các biến chứng liên quan và đưa các xương về vị trí ban đầu. cách điều trị trật khớp gối như sau:

Với phương pháp này, bác sĩ cần đảm bảo xương bánh chè nằm ở đúng vị trí. Vì vậy, bác sĩ cần thực hiện di chuyển xương bánh chè về đúng vị trí ban đầu. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc an thần khi thực hiện quy trình trên nhằm hạn chế các cơn đau và sự lo lắng của người bệnh.

Sau khi thực hiện di chuyển xương về vị trí ban đầu bác sĩ thực hiện đeo nẹp cho người bệnh với mục đích hồi phục nhanh tổn thương, ngăn ngừa tình trạng lệch xương ở vị trí bánh chè và giữ đầu gối được ổn định, thời gian đeo nẹp khoảng 2 tuần.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có phương án xử lý phù hợp. Nếu nhẹ thì tình trạng có thể tự hết nếu vận động và đi lại nhẹ nhàng. Những trường hợp bị nặng thì cần đến viện để chụp và điều trị. 

trat-khop-3

Chân bị trật khớp gối nhẹ có thể xử lý tại chỗ để khắc phục

Trật bánh chè

Tuy là một chấn thương thường gặp nhưng trật bánh chè lại ít nghiêm trọng và nguy hiểm. Hiện tượng này chủ yếu gặp ở những bạn gái tuổi dậy thì, trước đó đã bị chấn thương vùng gối hoặc có bất thường ở khớp đùi chè. Khi bị trật bánh chè, cần được nắn và cố định lại khớp. 

Trật khớp cổ chân

Tương tự trật khớp tay, trật khớp chân cũng khá phổ biến, thường gặp hơn cả ở các vận động viên hoặc người có tiền sử bong gân mắt cá chân. Khi bị sai khớp cổ chân, bạn có thể cảm thấy đau nhức, khó cử động, chân bầm tím, sưng to và biến dạng. 

Trật khớp bàn chân giữa 

Hay còn gọi là tổn thương Lisfranc, chủ yếu do chấn thương. So với các loại trật khớp khác thì trật khớp bàn chân giữa rất khó phát hiện, ngay cả khi chụp Xquang. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng phương pháp chụp phim cắt lớp vi tính, sau đó chẩn đoán và điều trị bằng mổ nắn trật, hàn khớp,…

Trật khớp khuỷu

Trật khớp khuỷu chủ yếu xảy ra với các vận động viên trong quá trình luyện tập, thi đấu, đặc biệt là những môn đối kháng. Hiện tượng này ít gặp trong sinh hoạt hàng ngày hay các vụ va chạm, tai nạn.

Khi bị trật khuỷu, nên đến bệnh viện để được nắn chỉnh khớp càng nhanh càng tốt. Sau 3 – 4 tuần điều trị thì tiến hành phục hồi dây chằng xung quanh để tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. 

Hy vọng những tình huống trật khớp bên trên mà massage Phúc Hưng cung cấp sẽ giúp bạn cảnh giác và không mắc phải những triệu chứng trên. Truy cập http://phuchungmassage.com/ để biết thêm thông tin.

Bình luận cho bài viết " Dạng Trật Khớp Thường Gặp Và Phương Pháp Chẩn Đoán, Điều Trị "

BÀI VIẾT LIÊN QUAN